Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG DÂN CA NGƯỜI VIỆT



TÓM TẮT
     
     Bài viết nêu lên những đặc điểm, nguyên nhân và quá trình hình thành phát triển của dân ca, vai trò của dân ca trong đời sống lao động, tình cảm của người Việt. Dân ca giữ vai trò quan trọng trong kho tàng âm nhạc truyền thống người Việt. Tìm hiểu bản sắc dân tộc trong dân ca giúp chúng ta hiểu hơn về những sáng tạo của các thế hệ cha ông.

1. DẪN NHẬP

   Cùng với các bộ môn nghệ thuật khác, âm nhạc truyền thống nói chung và dân ca nói riêng đã góp phần hình thành trên bản sắc văn hóa dân tộc. Dân ca người Việt không chỉ là tiếng nói của những người lao động trực tiếp tại nơi làm việc cũng như trong sinh hoạt, mà còn là những cảm xúc, những ước mơ trong tâm hồn của những người nông dân. Những cảm xúc, những ước mơ ấy đã bật lên thành những âm điệu, làn điệu và được kết hợp với thơ ca dân gian trở thành những bài hát dân ca. Dân ca luôn gắn liền với môi trường sống, làm việc của những người nông dân Việt Nam. Như thế, dân ca người Việt đã hình thành, phát triển theo điều kiện địa lý, khí hậu (không gian) và theo lịch sử kinh tế, xã hội (thời gian), trở thành “nguồn nuôi dưỡng tâm hồn tình cảm con người Việt Nam thế hệ tiếp theo thế hệ” (Dân ca Việt Nam, 1976, tr. 7).

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

KÝ SỰ MỘT CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

Ký sự một chuyến đi
(Bà Rịa – Vũng Tàu 8.2012)

     Cuộc đời của một nghệ sỹ là những chuyến đi. Đi để gặp gỡ, để chiêm nghiệm, để ghi nhận và để thu vào tầm mắt tất cả mọi điều thú vị của cuộc sống. Năm nay, được sự giúp đỡ của ban Chủ nhiệm Khoa CCM (Sáng Tác – Chỉ Huy- - Âm Nhạc Học), học sinh – sinh viên trong khoa lại có dịp tham gia chuyến thực tế tại Thành phố Bà Rịa (29/8/2012 – 31/8/2012). 

     Đoàn chúng tôi gồm 15 người, 5 giảng viên và 10 sinh viên. Chúng tôi xuất phát từ Nhạc viện TP. HCM lúc 13h trưa ngày 29/8/2012. Mọi người đều rất háo hức về chuyến thực tế lần này và kèm theo đó là những tiếng cười đùa dí dỏm của Thầy và trò, niềm vui vì bạn bè lâu ngày gặp lại làm cho không khí của đoàn trở nên sinh động, xua tan đi cái nắng gắt của buổi trưa hè hôm đó. Chẳng mấy chốc chúng tôi đã có mặt tại TP. Bà Rịa. Sau khi xếp hành lý cá nhân và nhận phòng ở khách sạn, Đoàn có dịp gặp gỡ và giao lưu với các đồng chí lãnh đạo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong bữa cơm chiều ấm cúng tại Nhà Hàng Ngân Đình. Trong buổi chiêu đãi này, chúng tôi được vinh dự gặp gỡ với các đồng chí là: Chủ Tịch UBNN Tỉnh Bà Rịa - Trần Minh Sanh ( mà mọi người thường gọi bằng một cái tên thân thiện khác là Anh Ba Sanh); Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ - Phạm Quang Khải; Bí thư Thành ủy - Nguyễn Văn Trình; Chủ tịch TP. Bà Rịa - Phạm Trí Lợi; Phó giám đốc Sở Văn Hoá Thể Dục Thể Thao tỉnh Bà Rịa - Trịnh Đình Thân; Giám đốc trung tâm Văn Hoá Tỉnh Bà Rịa – Chủ tịch Hội Văn Hoá Nghệ Thuật – Võ Văn Tư; Phó phòng Văn Hoá – Đỗ Văn Trung… Thông qua âm nhạc, từ những bài ca trữ tình đến những câu hát vọng cổ, thế là không biết từ lúc nào mà giữa chúng tôi đã không còn khoảng cách Chủ - Khách, mọi người cùng nâng ly chúc mừng, cùng ôm nhau hát, khiêu vũ và cùng nhau cười giòn dã sau những câu pha trò của MC Nguyễn Văn Trình (Bí thư Thành ủy Bà Rịa). Tiết mục song ca “Thương em chín đợi mười chờ” của ông Trịnh Đình Thân và ông Võ Văn Tư, khiến mọi người đều rất ngạc nhiên và thích thú bởi sự phối bè hay và chuẩn xác, không cần nhạc đệm của hai ca sĩ này. Bữa tiệc kết thúc vào lúc 21h.

( từ trái sang : ông Phạm Quang Khải (phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Ca sĩ Nhân Hậu; ông Trần Minh Sanh (Chủ tịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); Thầy Trần Thanh Hà (Quyền Trưởng khoa Sáng Tác Nhạc Viện Thành phố); ông Nguyễn Văn Trình (Bí thư Thành ủy Bà Rịa)

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Cảm xúc từ một buổi thi tốt nghiệp

   Nhạc Viện TPHCM sáng 27/6 vừa qua tấp nập khác thường khi có đông đảo các nghệ sĩ của dàn nhạc giao hưởng trong trang phục biểu diễn chỉnh tề, các giảng viên, các bạn sinh viên, các phóng viên báo, đài…
     Số là tại phòng hòa nhạc Nhạc Viện TPHCM sắp diễn ra buổi thi tốt nghiệp của các sinh viên chuyên ngành sáng tác âm nhạc khoa “Sáng tác – Chỉ huy – Âm nhạc học” – Nhạc Viên TPHCM khóa học 2008 – 2012 do dàn nhạc giao hưởng biểu diễn các phần thi tốt nghiệp của các sinh viên dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Vương Thạch trong không khí trang trọng và quy mô hiếm thấy.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Festival Huế 20012: Mới lạ lễ hội “Thiên hạ thái bình”

Tối 12/4/2012, tại sân khấu nổi trên sông Hương, phía bờ công viên Thương Bạc (Huế) đã diễn ra lễ hội “Thiên hạ thái bình”. Đây là lễ hội độc đáo lần đầu tiên xuất hiện tại các kì Festival Huế với ý tưởng tôn vinh khát vọng của dân tộc Việt Nam về một đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình, nhân dân ấm no và hạnh phúc.
Đúng 8h tối, trong không khí lung linh, trữ tình trên sông Hương, lễ hội sân khấu hóa “Thiên hạ thái bình” bắt đầu. Chương I có tên “Nước ngàn năm văn hiến” diễn ra trên trên nền nhạc, lời thơ tươi sáng. Trên sân khấu, các tiết mục múa bát dật, lục cúng hoa đăng và những hoạt cảnh sân khấu mô phỏng cảnh đám cưới truyền thống Huế xưa, cảnh thi Hội, thi Đình, vinh danh tiến sĩ… đã tái hiện hình ảnh một kinh thành Phú Xuân văn hiến, kế tục đất Thăng Long xưa trở thành nơi hội tụ của nhân tài và văn hiến.

Sân khấu nổi rực rỡ trên sông Hương. (Ảnh: Việt Cường)

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Nón lá - nét duyên xứ Huế


   Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón lá được nhiều người biết đến hơn cả.


   Bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế. “Gió cầu vương áo nàng thôn nữ/Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ...”(Đông Hồ).


Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Đôi mắt - Tiếng lòng


Composer: Trần Thanh Hà

Baryton: Đoàn Thanh Minh
Piano: Ánh Minh

Lời mẹ ru trên đất địa đạo xưa


Composer: Trần Thanh Hà

Violin: Ngọc Tú
Piano: Ánh Minh
Lost in dream
Composer: Nguyễn Mạnh Duy Linh
Violin I: Phạm Đình Bình
Violin II: Nguyễn Ngọc Hiền
Viola: Hà Đình Lam
Cello: Nguyễn Hồng Thủy
Vibraphone: Lương Bỉnh Khôi
Prelude for Piano
Composer: Bùi Ngọc Lâm
Piano: Phạm Diệu Thảo
Dân vũ Việt nam
Chủ đề và các biến tấu cho Piano số 2
Composer: Lê Thanh Xuân
Piano: Nguyễn Thanh Hằng

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Chương Trình biểu diễn của Khoa CCM lần thứ 4

   Đây là chương trình biểu diễn thường niên của Khoa sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, nhằm đẩy mạnh những hoạt đông chuyên môn không chỉ sáng tác, nghiên cứu, phê bình, giảng dạy của giảng viên và sinh viên Khoa.

   Chương trình lần này sẽ giới thiệu những sáng tác mới của các nhạc sĩ đang tham gia giảng dạy tại Khoa, gồm những bản Romance, hòa tấu thính phòng và tứ tấu, do các nghệ sĩ biểu diễn đều là các giảng viên và sinh viên xuất sắc của Nhạc viện.

   Chương trình sẽ diễn ra vào 9h sáng thứ sáu, ngày 06-4-2012, tại phòng hòa nhạc lớn (hội trường A) Nhạc viện tp. HCM, 112 Nguyễn Du, Q.1. (vào cửa tự do)

  Xin trân trọng kính mời!
TM.BCN

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Tục bắt chồng lúc của người K’ho

     Với người K’ho dưới chân núi LangBiang ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, để chính thức trở thành vợ chồng bắt buộc họ phải có với nhau một vài mặt con.

     Lúc này, nhà gái mới giết heo, mổ trâu tổ chức đám cưới mời phía nhà trai, anh em họ hàng, buôn làng tới ăn mừng. Từ nay đôi lứa mới chính thức  thành vợ chồng.
< Đêm lửa cồng Chiêng của dân tộc K'Ho
     Cuộc đấu trí trong đám hỏi
 Người K’ho dưới chân núi LangBiang, phụ nữ luôn là trụ cột chính trong gia đình gần như quyết định mọi vấn đề hệ trọng. Và ngay cả trong hôn nhân, họ cũng sẽ là người chủ động đi bắt chồng về nhà ăn nằm với mình.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CƠ BẢN**

B.NGHỆ THUẬT DIỄN TẤU

   Về nghệ thuật diễn tấu, để hiểu được nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên, trước hết chúng ta cần có một cách nhìn tổng thể.

   Thông thường, dàn nhạc được hiểu là sự kết hợp các nhạc cụ với nhiều giai điệu khác nhau, mỗi nhạc cụ đảm nhiệm sự diễn tấu của một đường tuyến. Thứ âm nhạc đó được gọi là hòa tấu. Đây cũng là nguyên tắc chung của đại đa số các dàn nhạc trong mọi nền âm nhạc trên thế giới - có thể coi là cơ cấu dàn nhạc phổ biến.

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CƠ BẢN *


Kính tặng đồng bào các tộc người thiểu số Trường Sơn- Tây Nguyên!

                                                                                                          Bùi Trọng Hiền.

A.PHƯƠNG PHÁP KÍCH ÂM, BIÊN CHẾ VÀ HÀNG ÂM CƠ BẢN

1. Phương pháp kích âm

   Có 2 phương pháp kích âm cơ bản là chi dùi gõ (dành cho cả cồng lẫn chiêng) và chi đấm (chỉ dành cho chiêng). Theo thống kê, các dàn chiêng tộc người Mạ, M'nông, dàn chiêng đôi của người Chu Ru và Cơ Ho thuộc chi đấm. Còn tất cả các dàn chiêng khác đều thuộc chi dùi gõ.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Lễ trưởng thành của người Ê Đê

   Từ tuổi thiếu niên bước vào giai đoạn trưởng thành (17 tuổi trở lên), để có thể "danh chính ngôn thuận" và được thừa nhận là có đủ tâm, tài, lực để tham gia gánh vác những phần việc hệ trọng của gia đình, cộng đồng, chàng trai Ê Đê nào ở huyện Ea Sup (Đăk Lăk) cũng phải trải qua lễ khôn lớn (tiếng Ê Đê gọi là Mpú Tôh-kông - Mpú Tohkoong).

< Thanh niên Ê Đê vào tuổi trưởng thành.
    Lễ được tổ chức to hay nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà và là nghi thức bắt buộc. Thế nhưng, cũng có nhiều người Ê Đê đã đến tuổi trưởng thành nhưng không thể làm lễ do gia đình không có điều kiện sắm lễ vật.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa.

     Người Thượng hoặc đồng bào sắc tộc là danh từ được dùng thời trước 75 để gọi chung những nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống trên cao nguyên miền Trung, như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... 

     "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Tây Nguyên, còn gọi là miền Thượng (tức là miền thượng du). Chính sách dân tộc dành cho miền này được gọi là Thượng Vụ. Ngày nay, thường dùng chữ "người dân tộc" để gọi chung những sắc dân thiểu số.

     Trước thế kỷ 19 thì Tây Nguyên là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

TÍN NGƯỠNG TỨ PHỦ- NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HIỆN THỰC

   Xin được thưa trước, bài viết là những tổng kết, trải nghiệm của nhiều năm điền dã ở hệ thống các đền phủ thờ Mẫu, là sự đúc kết qua rất nhiều cuộc phỏng vấn các chân đồng, cung văn lão thành trên nhiều địa bàn. Đây là góc nhìn tham chiếu của người nghiên cứu khoa học, không có ý ca ngợi cổ súy hay bài bác niềm tin tín ngưỡng.



1.Vai trò của các nhân thần:

          Từ thời nguyên thủy, trong những hình thức tín ngưỡng sơ khai, con người lúc ban đầu chủ yếu tôn thờ các hiện tượng thiên nhiên, các thế lực siêu nhiên- đó là những nhiên thần và thiên thần. Thần cây, thần rừng, thần núi, thần biển, thần nước.., các biểu tượng bái vật giáo hay các thiên thần đều là những đối tượng được xem như khởi đầu cho mọi hình  thức tôn giáo tín ngưỡng nói chung.

          Trải theo thời gian, trong quá trình phát triển, nhiều hình thức tôn giáo tín ngưỡng dần tự thân đòi hỏi tính hiện thực của nó trong đời sống thế tục. Để làm được điều đó, cộng đồng những người thực hành tín ngưỡng đã thích ứng, sáng tạo ra những đối tượng thờ phụng mới nhằm bồi đắp thêm cho hệ thống điện thần. Đó chính là sự xuất hiện của các nhân thần.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

HAPPY NEW YEAR 2012

 
   Nhân dịp năm mới 2012, Ban chủ nhiệm Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học xin gửi đến toàn thể các Thầy, Cô, các Nghệ sĩ, những người hoạt động Âm nhạc nói riêng và Nghệ thuật nói chung, các bạn Sinh viên, Học sinh, và các bạn yêu nhạc lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công !!!
   
  Trong niềm vui đó, chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị màn Pháo hoa đặc sắc nhất (mà chúng tôi biết được tính đến giờ này) trên thế giới tại thời khắc chuyển giao đặc biệt 2011 - 2012.