Opera ngày nay là thế nào? Chúng ta nhìn vào vài thập kỷ qua và tìm thấy không chỉ những câu chuyện, mà âm nhạc với những hình thức rất riêng của nó đã được tái sáng tạo.
Vào đầu thế kỷ 20, khi trường phái Hiện đại bắt đầu làm suy yếu những quy tắc cơ bản của âm nhạc, một số những nguyên tắc mà Opera cũng không tránh khỏi chịu ảnh hưởng. Mặc dù một số nhà soạn nhạc vẫn tiếp tục viết Nhạc kịch trong mối quan hệ cộng sinh giữa âm nhạc, những từ ngữ và kịch mà họ chuyển tải được nhiều giống như nó đã có từ 300 năm trước đó, những người khác nắm lấy cơ hội để xem xét lại các giả định cơ bản về cấu trúc Kịch, và vai trò của âm nhạc bên trong nó.
Trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, cả một thế hệ các nhà soạn nhạc tiên phong trẻ đã xem Opera với sự nghi ngờ. Họ cho rằng đó là một hình thức nghệ thuật đã lỗi thời, là món nợ nặng nề của quá khứ. Một số nhà soạn nhạc vẫn còn cảm hứng với nó (ví dụ như: Benjamin Britten và Hans Werner Henze) thường được xem với thái độ coi thường. Tuy nhiên, thái độ cũng dần dần nhẹ hơn cho đến khi hầu hết tất cả những người kiên định với quan điểm cũ, nhiều hay ít hòa giải với hình thức mới.
Với sự sụp đổ của điệu tính, âm nhạc đã mất đi nhiều khả năng diễn đạt của nó, họ lý luận, và như vậy kể chuyện không còn là điều kiện tiên quyết của Opera. Âm nhạc vẫn sẽ chứa, hỗ trợ và củng cố cho tình huống kịch trên sân khấu, nhưng kịch không cần phải đươc tuyến tính, những cảnh có thể tiến hành đồng thời (như trong Die Soldaten của Bernd Alois Zimmermann , 1965), giới thiệu nhiều phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện (như The Mask of Orpheus của Harrison Birtwistle), không có cốt chuyện gì cả (như Einstein on the Beach của Philip Glass), hoặc không cần một văn bản hoàn chỉnh (như Séraphin của Wolfgang Rihm, 1995).
Mỗi nhà soạn nhạc hình thành cho mình những hình thức rất khác nhau. Đối với họ, giá trị thẩm mỹ quan trọng hơn kinh tế. Trong những năm 1960 và 70, opera là một hình thức nghệ thuật rất tốn kém, còn khó khăn hơn với opera mới, mà chắc chắn thu hút ít khán giả, và đắt tiền hơn. Cơ hội để viết những vở opera đầy đủ độ dài hoàn chỉnh với một dàn hợp xướng và dàn nhạc đầy đủ là rất ít và xa vời, vì vậycác nhà soạn nhạc đã tìm kiếm lựa chọn thay thế rẻ hơn, và đươc gán cho cái tên là "âm nhạc sân khấu" (music theatre). Bắt nguồn từ những tác phẩm đa dạng của các nhạc sĩ Monteverdi (Il Combattimento di Tancredi e Clorinda), Stravinsky (The Soldier's Tale) và Kurt Weill (Happy End), những phần rút gọn thường chỉ là một nhân vật chính duy nhất (một ca sĩ hoặc diễn viên ), sử dụng dàn nhạc thính phòng thay cho dàn giao hưởng đầy đủ, và được thiết kế để được trình bày trong các phòng hòa nhạc, với những đạo cụ và thiết kế tối thiểu.
Kể từ đó, ranh giới đã bị mờ nhiều hơn, và với việc sử dụng các công nghệ mới, bao gồm sự kết hợp của phim hoặc video thời gian thực và các thiết bị điện tử kỹ thuật số, việc xác định sự khác nhau giữa opera và âm nhạc sân khấu đôi khi rất khó.
Những nhà soạn nhạc hàng đầu ngày nay:
1. Hans Werner Henze (born Germany, 1926)
Với một sự nghiệp trong opera kéo dài 60 năm, và một danh sách các cộng tác viên bao gồm WH Auden và Edward Bond, Henze là người tuyệt vời sống sót đi theo opera đương đại, bất kể sự chi phối của âm nhạc thời trang.
Tác phẩm tiêu biểu: Boulevard Solitude (1952), Elegy for Young Lovers (1961), The English Cat (1983), The Hoopoe (2003).
2. Harrison Birtwistle (born UK, 1934)
Tất cả mọi thứ Birtwistle sáng tác là một loại âm nhạc sân khấu. Trong các tác phẩm của ông, gần như tất cả được xây dựng trên những chủ đề thần thoại, tưởng tượng. Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thời đại chúng ta.
Punch and Judy (1968), The Mask of Orpheus (1986), Gawain (1991), The Second Mrs Kong (1994), The Minotaur (2008)
3. Philip Glass (born US, 1937)
Với hơn 20 tác phẩm sân khấu, Glass là một trong những nhà soạn nhạc opera trên phạm vi rộng nhất. Tác phẩm của ông đã biến chuyển từ chủ nghĩa cực đoan của Einstein trong The Beach (1976) tới câu chuyện kể đơn giản hơn trong các tác phẩm gần đây.
Satyagraha (1980), Akhnaten (1984), The Voyage (1992), La Belle et la Bête (1994), Waiting for the Barbarians (2005)
4. Peter Eötvös (born Hungary, 1944)
Eötvös bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình là một người theo chủ nghĩa Tiền phong hoàn hảo, nhưng trong thập kỷ qua, hay trong quá trình phát triển Opera của mình, ông đã đem đến một phong cách âm nhạc dễ tiếp cân hơn, mà cũng không kém phần hiệu quả.
Three Sisters (1998), Angels in America (2004), Of Love and Other Demons (2008)
5. John Adams (born US, 1947)
Nixon in China (1987) chứng minh rằng opera có thể tiếp cận với lịch sử gần đây và không chỉ là đối tượng hư cấu. Các tác phẩm giai đoạn tiếp theo của Adams đã tiếp tục khám phá những sự kiện gần đây một cách mạnh mẽ trong sân khấu.
The Death of Klinghoffer (1991), Dr Atomic (2005)
6. Wolfgang Rihm (born Germany, 1952)
Những sáng tạo sân khấu là một bộ phận quan trọng trong khối lượng phi thường của Rihm, một số là tương đối thông thường, số khác là những thử nghiệm khắc nghiệt. Nhưng tất cả tình huống kịch cho tới âm nhạc đều được thể hiện theo một cách riêng mạnh mẽ.
Jakob Lenz (1979), The Hamlet Machine (1987), The Conquest of Mexico (1992), Dionysos (2010)
7. Kaija Saariaho (born Finland, 1952)
Sự thay đổi trọng tâm trong âm nhạc của Saariaho từ kết cấu và sự hài hòa hướng tới một phong cách du dương trùng hợp với opera đầu tiên của cô, và xu hướng đó vẫn tiếp tục trong các tác phẩm giai đoạn tiếp theo, tất cả trọng tâm xoay quanh một nhân vật chính nữ duy nhất.
L'Amour de Loin (2000), Adriana Mater (2006), Emilie (2010)
8. Judith Weir (born UK, 1954)
Đáng chú ý là sự khéo léo trong tất cả các opera của Weir, phù hợp với âm nhạc mà tinh tế trong cấu trúc, ẩn chứa sức mạnh kịch tính, vì thế mà âm nhạc và câu chuyện được kết hợp một cách bất ngờ.
A Night at the Chinese Opera (1987), Blond Eckbert (1994), Miss Fortune (2011)
9. Detlev Glanert (born Germany, 1960)
Có lẽ là nhà soạn nhạc opera được thực hiện rộng rãi nhất Đức kể từ Henze, 12 tác phẩm sân khấu của Glanert cho đến nay cho thấy khả năng viết nhạc với hiệu quả đáng kể và sự hấp dẫn ngay lập tức ..
The Emperor's Mirror (1995), Joseph Süss (1999), Jest, Satire, Irony and Deeper Meaning (2000), Caligula (2006)
10. Mark-Anthony Turnage (born UK, 1960)
Làm nên tên tuổi của mình trên thế giới với Greek. Những vở opera tiếp theo của Turnage khám phá lãnh thổ hoàn toàn khác nhau, tất cả đều rất kịch tính và giàu tính nhạc.
Greek (1988), The Silver Tassie (2000), Anna Nicole (2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét