Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Tục bắt chồng lúc của người K’ho

     Với người K’ho dưới chân núi LangBiang ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, để chính thức trở thành vợ chồng bắt buộc họ phải có với nhau một vài mặt con.

     Lúc này, nhà gái mới giết heo, mổ trâu tổ chức đám cưới mời phía nhà trai, anh em họ hàng, buôn làng tới ăn mừng. Từ nay đôi lứa mới chính thức  thành vợ chồng.
< Đêm lửa cồng Chiêng của dân tộc K'Ho
     Cuộc đấu trí trong đám hỏi
 Người K’ho dưới chân núi LangBiang, phụ nữ luôn là trụ cột chính trong gia đình gần như quyết định mọi vấn đề hệ trọng. Và ngay cả trong hôn nhân, họ cũng sẽ là người chủ động đi bắt chồng về nhà ăn nằm với mình.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CƠ BẢN**

B.NGHỆ THUẬT DIỄN TẤU

   Về nghệ thuật diễn tấu, để hiểu được nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên, trước hết chúng ta cần có một cách nhìn tổng thể.

   Thông thường, dàn nhạc được hiểu là sự kết hợp các nhạc cụ với nhiều giai điệu khác nhau, mỗi nhạc cụ đảm nhiệm sự diễn tấu của một đường tuyến. Thứ âm nhạc đó được gọi là hòa tấu. Đây cũng là nguyên tắc chung của đại đa số các dàn nhạc trong mọi nền âm nhạc trên thế giới - có thể coi là cơ cấu dàn nhạc phổ biến.

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CƠ BẢN *


Kính tặng đồng bào các tộc người thiểu số Trường Sơn- Tây Nguyên!

                                                                                                          Bùi Trọng Hiền.

A.PHƯƠNG PHÁP KÍCH ÂM, BIÊN CHẾ VÀ HÀNG ÂM CƠ BẢN

1. Phương pháp kích âm

   Có 2 phương pháp kích âm cơ bản là chi dùi gõ (dành cho cả cồng lẫn chiêng) và chi đấm (chỉ dành cho chiêng). Theo thống kê, các dàn chiêng tộc người Mạ, M'nông, dàn chiêng đôi của người Chu Ru và Cơ Ho thuộc chi đấm. Còn tất cả các dàn chiêng khác đều thuộc chi dùi gõ.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Lễ trưởng thành của người Ê Đê

   Từ tuổi thiếu niên bước vào giai đoạn trưởng thành (17 tuổi trở lên), để có thể "danh chính ngôn thuận" và được thừa nhận là có đủ tâm, tài, lực để tham gia gánh vác những phần việc hệ trọng của gia đình, cộng đồng, chàng trai Ê Đê nào ở huyện Ea Sup (Đăk Lăk) cũng phải trải qua lễ khôn lớn (tiếng Ê Đê gọi là Mpú Tôh-kông - Mpú Tohkoong).

< Thanh niên Ê Đê vào tuổi trưởng thành.
    Lễ được tổ chức to hay nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà và là nghi thức bắt buộc. Thế nhưng, cũng có nhiều người Ê Đê đã đến tuổi trưởng thành nhưng không thể làm lễ do gia đình không có điều kiện sắm lễ vật.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa.

     Người Thượng hoặc đồng bào sắc tộc là danh từ được dùng thời trước 75 để gọi chung những nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống trên cao nguyên miền Trung, như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... 

     "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Tây Nguyên, còn gọi là miền Thượng (tức là miền thượng du). Chính sách dân tộc dành cho miền này được gọi là Thượng Vụ. Ngày nay, thường dùng chữ "người dân tộc" để gọi chung những sắc dân thiểu số.

     Trước thế kỷ 19 thì Tây Nguyên là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ.