Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Vitas - một giọng ca đặc biệt


     Vitas tên thật là Vitaliy Vladasovich Grachyov, sinh ngày 19 tháng 2 năm 1981, tại Daugavpils, Latvia. Vitas đã nổi lên ở Odessa, Ukraine, và là người gốc Nga. Tài năng của anh đã được thể hiện ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Người ông còn rất trẻ của Vitaliy đã dậy anh chơi accordion và bắt đầu sáng tác ca khúc khi còn là trẻ con. Sau đó anh theo học âm nhạc chính thức tại trường nghệ thuật Odessa, và đã là một thiếu niên xuất hiện trong nhiều chương trình sân khấu khác nhau. Anh được mời đến Moscow và bắt đầu làm việc với nhà sản xuất, quản lý âm nhạc Sergey Pudovkin.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Đương đại Festival 2011


   Đương đại festival là chương trình thường niên do nhạc sĩ, nhạc trưởng, kiêm nghệ sĩ biểu diễn Đỗ Kiên Cường tổ chức. Anh cùng các bạn bè trong nước và nước ngoài, cùng nhau giới thiệu những sáng tác mới, tâm huyết của mình trong thể loại nhạc thính phòng - giao hưởng, những tìm tòi, sáng tạo nhằm mang đến hơi thở mới đương đại mà gần gũi, dễ tiếp cận hơn cho loại hình nghệ thuật đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng dường như còn phần nào xa lạ với công chúng trong nước.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Opera trong thời hiện đại

   Opera ngày nay là thế nào? Chúng ta nhìn vào vài thập kỷ qua và tìm thấy không chỉ những câu chuyện, mà âm nhạc với những hình thức rất riêng của nó đã được tái sáng tạo.

   Vào đầu thế kỷ 20, khi trường phái Hiện đại bắt đầu làm suy yếu những quy tắc cơ bản của âm nhạc, một số những nguyên tắc mà Opera cũng không tránh khỏi chịu ảnh hưởng. Mặc dù một số nhà soạn nhạc vẫn tiếp tục viết Nhạc kịch trong mối quan hệ cộng sinh giữa âm nhạc, những từ ngữ và kịch mà họ chuyển tải được nhiều giống như nó đã có từ 300 năm trước đó, những người khác nắm lấy cơ hội để xem xét lại các giả định cơ bản về cấu trúc Kịch, và vai trò của âm nhạc bên trong nó.

Giáo sư âm nhạc Australia diễn piano tại TP HCM

     Nghệ sĩ dương cầm Australia Aaron Edward Carpenè có mặt tại TP HCM thực hiện buổi hòa nhạc cổ điển vào ngày 9/11, ở Nhà văn hóa Thanh niên. Buổi diễn mở cửa miễn phí cho công chúng thành phố.
     Tại buổi hòa nhạc vào ngày 9/11 ở TP HCM, Carpene sẽ biểu diễn các tác phẩm cổ điển của Felix Mendelssohn, Muzio Clementi và Franz Liszt. Ca sĩ Đức Tuấn và nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng là khách mời tham gia biểu diễn cùng Carpenè.
     Aaron Edward Carpenè sinh ra ở thành phố Perth, Asutralia. Anh theo học Đại học Western Australia và Nhạc viện thành phố Venice, Italy.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Hóa trang mặt trong nghệ thuật tuồng

     Hóa trang mặt trong diễn tuồng là một nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật của vở diễn... Vì vậy chỉ cần nhìn diễn viên bước ra khỏi cánh gà với bộ mặt hóa trang cũng như trang phục thì dường như khán giả đều biết đó là nhân nhân vật có tính cách như thế nào.
<Đôi mắt của quan huyện thể hiện sự gian xảo và tinh quái nên được diễn viên trau chuốt cẩn thận.
     Màu sắc dùng để hóa trang trên mặt phổ biến là trắng, đỏ, xanh và màu đen. Mặt trắng (diện mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí, tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng), mặt mốc (xu nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu, nhát gan)...

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường

<Sân khấu chính của nhà hát, nơi có ghế Rồng dành cho Vua xem hát.
     Theo như các tài liệu và thư tịch cổ hiện còn lại cho biết, Duyệt Thị Đường là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam .Đây là nhà hát của hoàng cung, nơi dành cho vua và những người trong hoàng tộc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ.
    Nhà hát Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Toà nhà nằm bên trong Tử Cấm Thành với tổng diện tích là 11.740 m2, riêng diện tích của nhà hát là 1.182 m2. Bên hữu là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho vua và hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng một bức tường. Toàn bộ khuôn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốcNam quý hiếm. 

Nhạc Cung Đình Huế

     Âm nhạc cung đình Việt Nam-Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Để nhận thức rõ hơn về giá trị của Nhã nhạc, Tạp chí Di sản văn hóa xin trích đăng một phần bản tham luận của GS.TS Trần Văn Khê.
< Đội nhã nhạc triều Nguyễn
     Nhạc Cung đình là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Nhã Nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lich sủ lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do nhữn nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ trong dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều đình.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

NGHỆ THUẬT “TRỒNG NGƯỜI”

     Trường chúng ta – Nhạc viện TP. HCM là một trong hai đơn vị - hai cơ sở lớn của cả nước làm công tác đào tạo các chuyên ngành về âm nhạc: biểu diễn, sáng tác, lý luận, chỉ huy…
      Chúng ta – những thầy cô giống như những người trồng cây. Trước hết, chúng ta phải biết chọn hạt giống tốt để ươm mầm. Khi hạt giống đã nảy mầm, chúng ta lại phải biết cách chăm sóc, bảo vệ, trông nom, nuôi dưỡng để mầm non đó phát triển, lớn lên thành cây xanh tươi tốt, nở hoa thơm, đươm trái ngọt có ích cho đời. Công tác đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng là một công việc rất khó khăn, không đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi những thầy cô ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy trong thực tiễn còn phải có một tấm lòng nhân ái, kiên nhẫn, giàu tình yêu thương, tận tâm tận lòng để phát triển những tài năng còn đang tiềm ẩn bên trong mỗi học trò của mình. Đồng thời người học trò ngoài năng khiếu, tố chất bẩm sinh về âm nhạc còn phải có những đức tính: siêng năng trong học tập, lòng đam mê nghề mãnh liệt, trau dồi không mệt mỏi chuyên ngành mà mình theo học… Đó là sự kết hợp, gắn bó chặt chẽ, mang tính tương đồng cần thiết trong mối quan hệ của người thầy và người trò, mới gặt hái được những thành quả cao.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Áo dài Việt Nam trên chặng đường dài

     Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu.
        Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lữ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.
     Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu.

thử sức chịu đựng của đàn ông

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Rối nước - nghệ thuật của đồng quê

     “Thưa bà con Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?”, cùng với tiếng trống, tiếng nhạc rộn ràng, chú Tễu từ trong cánh gà lướt trên mặt nước với màn chào hỏi. Một buổi biểu diễn múa rối nước bắt đầu.
     Các tích trò mà các nghệ nhân biểu diễn rối nước dàn dựng gắn liền với công việc đồng áng như cày, bừa, cấy lúa, chăn trâu, chăn vịt, đánh bắt tôm cá hoặc các trò chơi dân gian như đánh đu, múa hát mừng được mùa... và phong cảnh nông thôn.Sân khấu biểu diễn là mặt ao hồ tự nhiên hoặc nhân tạo được gọi là Thủy đình. Người biểu diễn lội dưới nước, dùng cây sào và dây điều khiển các con rối sau những tấm mành tạo nên không gian vừa huyền bí, vừa gần gũi với người xem xung quanh.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Tục kéo vợ ở Mồ Sì San (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu)

     Theo các già bản ở Mồ Sì San (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), ngày xưa theo phong tục người Dao Đỏ thách cưới rất nặng. Và tục kéo vợ ra đời như một kiểu lách luật thách cưới để những chàng trai nghèo có thể đến với người con gái mình yêu và xây dựng gia đình.
     Theo các già bản ở Mồ Sì San (huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu) kể lại rằng: ngày xưa, theo phong tục của người Dao Đỏ, nhà gái thách cưới gồm 70 đồng bạc trắng, 2 con lợn, 20 vò rượu và toàn bộ phí tổn tổ chức đám cưới nhà hai họ. Phong tục này đã ngăn cản những chàng trai nghèo có được hạnh phúc cho mình. Và tục kéo vợ ra đời chẳng ai biết từ khi nào, đó là một hình thức “lách luật”  thách cưới để những chàng trai nghèo có thể đến được với hạnh phúc và xây dựng gia đình.

Điêu khắc cổ Champa

     Một thời kỳ vàng son của đế chế VIJAYA- Vương quốc Champa kéo dài gần 500 năm từ thế kỷ XI đến nửa sau thế kỷ XV đã để lại vùng đất Bình Định ngày nay những di sản điêu khắc vô giá.


<Thần Mahisamardini - niên đại TK XII.


     Trong số 150 tác phẩm điêu khắc cổ Champa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, phần lớn được tìm thấy ở gò Tháp Mẫm (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Các nghệ sĩ điêu khắc Champa bằng bàn tay tài hoa, điêu luyện đã biến những khối đá và đất nung vô hồn thành những hình tượng thần, người, thú phù hợp với tâm thức của người Chăm bản địa. Các tác phẩm nói chung thấm đẫm ảnh hưởng phong cách văn hóa Ấn Độ giáo với hệ thống tam vị nhất thể (Brahma - Vishnu - Shiva) cùng vô vàn thần linh, tu sĩ, vũ nữ…

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Thanh âm đại ngàn

     Ai đã một lần lên Tây Nguyên, nghe tiếng cồng chiêng âm vang đầy huyền bí bên ánh lửa bập bùng giữa đại ngàn mới thấy được hết sức sống mãnh liệt và kì diệu của con người nơi đây. Chẳng thế mà có người đã ví, cồng chiêng là “linh hồn” của người Tây Nguyên.
    
      Vậy là đã gần 6 năm kể từ ngày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (25/11/2005). Sáu năm là quãng thời gian chưa phải đã là dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn, để chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về di sản đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ở Tây Nguyên đang có nhiều thay đổi lớn như hiện nay.

Lớp Masterclass về sáng tác với GS Hà lan John Slangen


   Lớp học sẽ diễn ra trong 3 ngày: 25,26,27-10-2011, dành cho sinh viên cao học, đại học và trung cấp Sáng tác nhạc viện TP.HCM. Chương trình cụ thể:


Ngày 25 
             buổi sángtổng quát về sự phát triển âm nhạc (về sáng tác và sự nghiên cứu âm nhạc) thế  kỷ 20
             buổi chiềuSV báo cáo bài sáng tác của mình, có thể chia từng nhóm


Ngày 26 
             buổi sáng: giảng bài chi tiết về sáng tác âm nhạc thế kỷ 20 phần 1 
                tác phẩm: Anton Webern Opus 27, nr 2 (Variations for piano)
             buổi chiềuSV báo cáo bài sáng tác của mình, có thể chia từng nhóm


Ngày 27 
             buổi sáng: giảng bài chi tiết về sáng tác âm nhạc thế kỷ 20 phần 2 
                tác phẩm: Krzystof   Penderecki  De Natura Sonoris nr 2
             buổi chiềuSV báo cáo bài sáng tác của mình, có thể chia từng nhóm

*lưu ý: Các học viên, sinh viên muốn báo cáo tác phẩm để có được trao đổi, nhận xét phải đăng ký: tên, năm học, tác phẩm, độ dài để sắp xếp thời gian. gửi thông tin sớm tới email: trandinhlang@gmail.com
 ______________________

Chương trình giảng dạy áp dụng từ niên khóa 2011-2012



CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH ÂM NHẠC HỌC

download tại: Đây



CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH SÁNG TÁC 
BẬC ĐẠI HỌC

download tại: Đây



CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH SÁNG TÁC
BẬC TRUNG CẤP

download tại: Đây

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Tôi đi cạy cửa… ngủ thăm

"Trong bóng tối tĩnh lặng, tôi nghe rõ từng hơi thở của Thơm, cảm nhận thấy luồng hơi ấm toả ra từ người con gái đang ngồi bên cạnh. Bất giác, em nắm tay tôi, bàn tay mềm mại và mát lạnh của sơn nữ khiến trái tim tôi loạn nhịp."

Buổi sáng sau đêm được chàng con trai chủ nhà dẫn đi chứng kiến cảnh ngủ thăm, trong thời gian chờ đợi đến tối để được tận tay cạy cửa nhà sơn nữ, tôi tìm gặp ông Phúc, trưởng bản Cỏi.

Khi tôi hỏi ông xem tôi là người bên ngoài đến đi cạy cửa ngủ thăm liệu có vi phạm nội quy gì ở đây không, ông trưởng bản cho biết: “Cậu là người Kinh thì có thể tới cạy cửa bất cứ nhà cô gái nào cậu ưng mắt, miễn là cô ấy vẫn cô đơn chưa có trai bản nào đến nhà ngủ thật, nhưng phải giữ ý tứ và tuyệt đối trong sáng".

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

'Sơn Mozart' làm nóng đêm nhạc giao hưởng tuổi teen

      Chàng trai sinh năm 1993 đã khiến cả hội trường bất ngờ khi chỉ huy dàn nhạc gồm 50 thành viên. Một 9X khác là Minh Trường cũng đã có những màn solo violon điệu nghệ.

     Tối 27-9-2011, tại trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền) đã diễn ra chương trình biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng trẻ Hà Nội - Rhapsody Phiharmonic. Đây là dàn nhạc độc đáo, với 50 thành viên, tỷ lệ các bạn thế hệ 9X chiếm 80 %, đa số học Nhạc viện Hà Nội, được thành lập bởi chàng trai trẻ Lưu Quang Minh, sinh năm 1985.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Nhạc viện TP.HCM 55 năm thành lập

     
     Nhạc viện TP.HCM kỷ niệm 55 năm thành lập và đón nhận Huân chương độc lập hạng 2 đã diễn ra trong không khí tưng bừng và tràn đầy cảm xúc. Buổi sáng ngày 30-9-2011, từ 8h sáng, cổng trường đã rộng mở chào đón khách mời là các Giáo sư, Tiến sĩ, các cựu Giám đốc, Phó giám đốc, các Thầy - Cô, các nhà giáo Nhân dân, nhà giáo Ưu tú, các Nghệ sĩ đã từng học tại trường từ khắp nơi đổ về. Mỗi người mang trong mình những cảm xúc, những kỷ niệm khác nhau. GS.Quang Hải, PGS.Ca Lê Thuần, PGS.Hoàng Cương, PGS.Nguyễn Văn Nam, PGS.Trần Thế Bảo vv...Những bậc thầy khả kính mà gần hết cả cuộc đời đã gắn bó với trường, mái tóc đã bạc, bước chân chậm rãi, nhưng rất ung dung và đầy trải nghiệm.Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Đời, người đã và vẫn luôn có mặt ở nhạc viện từ những ngày đầu thành lập. Thầy đã bùi ngùi chia sẻ: "Nhạc viện - Đường Nguyễn Du, là con đường sự nghiệp và ái tình của tôi" (vợ thầy cũng là giảng viên của trường). Đó là lời chia sẻ chân tình nhất, và có lẽ không phải của một mình thầy Đời, mà còn của nhều thế hệ nhà giáo, sinh viên khác của trường.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Quyến rũ đêm xuân bản Thái

     Mùa xuân, khi rừng hoa ban, hoa mai, rừng đào phai nở trắng núi, duyên dáng thả mình xuống con suối trong veo là lúc các bản làng Thái ở vùng cao trở nên nhộn nhịp, rộn ràng hơn.
      Tôi gặp cô gái Thái tên Lò Nương trong một chợ phiên nhỏ ở Bản Panh (Sơn La) vào một ngày giáp Tết, cách đây chừng hai, ba năm. Lò Nương có dáng vóc nhỏ nhắn, trắng trẻo, khác hẳn sự miêu tả của nhiều người về thôn nữ vùng cao. Phút ban đầu e lệ nhanh chóng qua đi, Lò Nương vui vẻ dẫn tôi đi khắp chợ phiên, mời tôi nếm thử hương vị thơm hăng hắc của món thịt trâu nướng chấm muối ớt, miếng cơm lam trong những ống tre nhỏ. Lò Nương nói chưa thạo tiếng Kinh, mà tiếng Thái thì tôi không hiểu.
       Chất giọng lơ lớ Việt- Thái của cô đôi lúc khiến tôi thấy buồn cười, nhưng rồi cũng quen. Một lúc sau, nhân vật thứ ba xuất hiện, chàng trai Thái Tống Văn Pang-bạn của Lò Nương tình nguyện cùng chúng tôi du ngoạn chợ xuân ở bản Panh. Hình như Lò Nương và Tống Văn Pang là đôi bạn tình của nhau, cứ nhìn đôi mắt họ thì biết, tình tứ lắm. 
       Pang kể tôi nghe, chuyện tình yêu của trai gái Thái rất tự do và đầy chất thơ. Đêm khuya, chàng trai đến một bản Thái, nơi có cô gái mà chàng ưng ý. Chó trong bản sủa rộ lên, nhưng không ai lấy làm lạ, bởi đó là bọn "in xáo"- tiếng Việt là "chơi gái", nhưng không có ý xấu như cách nói của người Việt. Chàng trai đứng dưới sàn, đoán chỗ cô gái ngủ và khẽ gọi. Cô gái tỉnh dậy, thì thào hỏi chuyện, nếu ưng sẽ khẽ dậy mở cửa để gặp chàng. Trai Thái chưa vợ có thể đi chọc sàn tuỳ ý, không phải xin phép bố mẹ và có thể đi đến sáng bạch mới về mà không bị trách mắng... Kể đến đây, cậu trai Pang mặt đỏ, liếc nhìn Lò Nương, không biết cậu đã "chọc sàn" nhà Lò Nương chưa?

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Hát ví, cò lả

   Trong các thể thức hát đối đáp trai gái có tổ chức, Hát Quan họ, Hát Ghẹo là những hình thức sinh hoạt theo dạng nhóm xã hội kiểu “bọn kết nghĩa” với tính kết cấu cao và bền vững. Hát Trống quân tuy không kết nhóm như vậy nhưng lại là hình thức diễn xướng dân gian được tổ chức khá công phu với bộ nhạc cụ đệm đặc trưng là cái trống quân, được dựng mỗi khi lập đám hát. So với các thể loại trên, Hát Ví sinh hoạt tự do, phóng khoáng hơn nhiều. Có thể nói, đây là một thể loại hát đối đáp trai gái được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong phạm vi vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Hát Ví dân dã tới mức ai ai cũng có thể ngấm lòng làn điệu, rồi vận lời thơ tùy thích mà ứng diễn. Cũng làn điệu này ở miền đất phía Đông Thăng Long- Hà Nội như vùng Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, có nơi còn gọi là hát Đúm.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Áo bà ba duyên dáng đồng bằng

Áo bà ba là loại trang phục đặc trưng Nam Bộ, cả nam lẫn nữ đều mặc được; nhưng giới nữ ưa chuộng nhiều hơn; đặc biệt là ở miệt vườn, miệt ruộng của vùng sông nước Cửu Long, tạo nên nét duyên dáng đồng bằng không gì so sánh được.


   Nguồn gốc xuất xứ và tên gọi của loại trang phục “đặc sản” này đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Hậu Lê vì có nét giống “cái áo đàn ông cổ tròn, cửa ống, tay hẹp" mà sách xưa ghi là cụ Lê Quý Đôn đã quy định thành trang phục cho dân Đàng Trong cuối thế kỷ 18.
   Lại có ý kiến áo bà ba chỉ mới xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được học giả Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người Malaysia gốc Hoa cho phù hợp với vóc dáng người Việt. Nếu điều này đúng thì dân Nam Bộ chính là những người giao lưu khu vực sớm nhất.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Áo yếm - Di sản trang phục của Việt Nam

Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.

Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.

Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.

Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Bóng - Reflection



  Chương trình biểu diễn Piano - Hầu Văn của tác giả Đặng Tuệ Nguyên, cố vấn nghệ thuật Ns. Duơng Thụ, độ dài khoảng 60 phút, đã được trình diễn khá thành công tại Nhà hát TP. HCM tối 6-9-2011. Nghệ sĩ Piano Phó An My đã gần như "lên đồng" cùng với các nghệ sĩ Hát văn và các nhạc công nhạc cụ dân tộc đến từ Hà nội. Đây cũng có thể coi như sự Đối thoại giữa cái xưa và nay, với dân gian và hiện đại, giữa phương đông và phương tây ...


   Ý tưởng của các nghệ sỹ trẻ  khá táo bạo, đáng khuyến khích, mặc dù đôi lúc khán giả không hiểu được ý đồ cũng như âm nhạc vang lên trên sân khấu. Có nhiều đoạn liên kết giữa Piano và Hát Văn chưa gắn bó, nhưng tách riêng thì rất tốt. Âm nhạc Hát Văn lần đầu được đưa lên sân khấu nhà hát lớn khá "bốc" và lôi cuốn. một điểm khá thú vị nữa là nghệ sĩ Piano An My sau mỗi bài được thay trang phục ngay trên sân khấu với nghi lễ Hầu đồng.



Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Bài 1. Âm nhạc Trung Cổ và Phục Hưng
( TK XII – XVI )
Kỳ 1.

   Tây Âu trong thời Trung Cổ được chia thành nhiều vương quốc nhỏ, nhưng đều có chung một tôn giáo và xã hội có sự phân cấp một cách cứng nhắc. Trong thế kỷ thứ mười hai và mười ba sức mạnh ngày càng tăng của Giáo Hội mang lại cuộc xung đột giữa giáo hoàng và các nhà cai trị thế tục, và thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng đã bị suy yếu. Thời sau đó Trung Cổ đã có một thời gian bất ổn, đánh dấu bằng một cuộc chiến tranh kịch liệt giữa Anh và Pháp, sự tàn phá của “cái chết đen”, và cuộc nổi loạn của nông dân chống lại các lãnh chúa của họ. Thế kỷ thứ mười sáu đánh dấu một bước ngoặt, như Cải Cách Tin Lành đã kết thúc sự thống trị của Giáo Hội Công Giáo và bắt đầu một kỷ nguyên của cuộc chiến tranh tôn giáo. Những quốc gia mới được hình thành bởi dành được quyền hành rộng lớn, bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của châu Âu trên toàn thế giới.
   Các ngọn tháp cao vút của nhà thờ La Mã và Gô-tích là những thành tựu kiến ​​trúc cao nhất của thời đại đó, Từ các trường học nhà thờ đã sinh ra các trường đại học. Mặc dù học vấn và nghệ thuật đã được dành cho vinh quang của Thiên Chúa, nhưng cũng có một dòng điện mạnh mẽ của văn học phi tôn giáo, bao gồm cả những chuyện tình lãng mạn Arthur và những kiệt tác như Divine Comedy của Dante và Tales Canterbury của Chaucer. Việc phát minh ra in ấn vào giữa thế kỷ thứ mười lăm đã chắp cánh sự lây lan nhanh chóng ý tưởng cho buổi bình minh của  thời kỳ Phục hưng, trong đó các nghệ sĩ như Leonardo da Vinci và Michelangelo đã đem lại cho nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cảm hứng mới và dấu ấn của con người trong các tác phẩm của họ.
   Trong khi âm nhạc thế kỷ thứ mười một và mười hai ngày càng trở nên cầu kỳ, phức tạp. Ở Notre Dame tại Paris, các nhà soạn nhạc nhà thờ đã tạo ra sự hài hòa bằng cách thêm những giai điệu theo lối hát nhà thờ Gregorian. Âm nhạc thế tục cũng phát triển rực rỡ như những người hát rong hát trong những niềm vui và nỗi buồn của tình yêu. Được thúc đẩy bởi công việc của Ockeghem và Josquin Desprez sự phát triển âm nhạc tiếp tục cho đến thế kỷ thứ mười sáu, nó đã đạt đến tầm cao mới, ví dụ điển hình là những tác phẩm thanh nhạc của Lassus ở Ý và Byrd ở Anh.
   Đối với những người sống trong giai đoạn 1100-1600, và thậm chí trước đó, cuộc sống có chứa rất nhiều nước mắt. Tình trạng thiếu lương thực và tiền bạc, chiến tranh liên miên, bệnh tật và tệ nạn, sự bất ổn chính trị gây ra mối đe dọa luôn hiện diện. Một yếu tố duy nhất vững vàng là tôn giáo. Giáo Hội đứng ở trung tâm của cuộc sống của người dân, các nghi lễ hàng ngày của họ về sự tồn tại: đó là mạnh mẽ, giàu có, và sự bảo trợ cho mọi điều. Vì thế, một liên kết chặt chẽ giữa tôn giáo, âm nhạc, và tất cả các khía cạnh quan trọng khác của văn hóa là hoàn toàn tự nhiên. 

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

World Music

   World music (WM) trong định nghĩa cổ điển là thuật ngữ phân loại chung cho âm nhạc toàn cầu, chẳng hạn như nhạc Cổ truyền, hay nhạc Dân gian của một nền văn hóa được tạo ra và biểu diễn bởi những nghệ sĩ bản địa, và có quan hệ gần gũi với âm nhạc của các khu vực có nguồn gốc của họ. Là một thể loại thuần túy, ý định ban đầu của WM là để phân biệt một mảng hoàn toàn đặc trưng dân tộc, nhưng xu hướng toàn cầu hóa của thế kỷ 21 đã nhanh chóng mở rộng phạm vi của nó, bằng chứng là có nhiều nghệ sĩ WM đã được phân loại theo các tiểu thể loại như: World fusion, Global fusion, Ethnic fusionWorldbeat.Mặc dù những thuật ngữ đó được xem như một phần của Pop music, chúng thêm vào sự nhận thức cho định nghĩa như thế nào về phạm vi của WM ngày nay, nó có thể coi là những mở rộng phía bên kia quả cầu của sự riêng biệt và thuần khiết của âm nhạc truyền thống dân tộc. WM vốn đã là một trong những thể loại âm nhạc rộng, chắc chắn còn phát triển thêm nhiều nhánh mới, thông qua ứng dụng có thể tìm ra sâu và đa dạng trong nó.

   Các hình thức phổ biến của WM bao gồm các hình thức khác nhau của âm nhạc cổ điển ngoài châu Âu,(ví dụ như nhạc Koto Nhật Bản, Nhạc raga Ấn Độ, Tụng của Tây Tạng). âm nhạc dân gian Đông Âu,(như nhạc làng quê khu vực Balkan),và nhiều hình thức dân gian, âm nhạc bộ lạc của Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, Trung và Nam Mỹ.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Chương trình "Cảm xúc từ cội nguồn"

  Để hưởng ứng sự kiện kỷ niệm 55 năm thành lập Nhạc viện TP. HCM, diễn ra vào khoảng cuối tháng 9 - 2011. Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học sẽ cùng với Hệ SV tổ chức một đêm diễn nghệ thuật mới mẻ, trẻ trung, đầy sáng tạo mà vẫn phải thể hiện đẳng cấp chuyên nghiệp. Chương trình sẽ có tên là "Cảm xúc từ cội nguồn", lấy cảm xúc từ âm nhạc Dân gian truyền thống, những giai điệu, âm hưởng các dân tộc Việt, các bạn sẽ kết hợp nhạc cụ dân tộc với nhạc cụ phương tây, âm thanh điện tử, và giọng hát đơn, tốp, hợp xướng nhằm tạo nên những mầu sắc mới, những trải nghiệm mới mà không đánh mất bản sắc dân tộc, gần với thể loại World music đang rất thịnh hành hiện nay.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Các sáng tác trong đợt thực tế tại Tuy Phong, tháng 5 - 2009

 CD Gió hát


1. Bình Thuận quê mình.
Sáng tác: ThS. Gv. Trần Thanh Hà
Biểu diễn: Phạm Trang


2. Gió hát.
Sáng tác: ThS. Gv. Trần Đinh Lăng
Biểu diễn: K-Hâu



3. Tuy Phong quê tôi.
Sáng tác: Đức Duy
Biểu diễn: Triệu Lộc


Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Các sáng tác trong đợt thực tế tại Tiền Giang 6 - 2010

CD Khát vọng sông Tiền


1. Chiều trên TP sông Tiền.
Sáng tác: ThS. Gv. Trần Thanh Hà
Biểu diễn: Nsưt. Gv. Tạ Minh Tâm.


2. Ngày trở về.
Sáng tác: ThS. Gv. Trần Đinh Lăng
thơ: Trần Hữu Dũng
Biểu diễn: Gv. Ngọc Mai


3. Bài ca quê hương.
Sáng tác: Vĩnh Thạnh
Biểu diễn: Quốc Duy